7 nguyên tắc truyền thông thị giác
So với vài năm trước, nhu cầu của khách hàng với yếu tố trực quan ngày nay đã được phát triển nhanh chóng theo kịp tốc độ phủ sóng của điện thoại di động và các mạng xã hội.
Họ không còn có thời gian để bấm vào từng hình ảnh hay đường link của bạn để đọc xem thông tin của bạn có nội dung gì nữa. Họ sẽ đưa ra quyết định ngay trong khoảng khắc họ thấy hình ảnh, video, GIF,… mà bạn đưa lên.
Vậy làm thế nào để nội dung của bạn được chấp nhận qua các kênh thông tin hay website của bạn. Yếu tố trực quan là một công cụ mạnh mẽ – nhưng chỉ thực sự có ích khi bạn tận dụng nó đúng cách. Nói ngắn gọn, các quy tắc sử dụng nội dung trực quan đã thay đổi.
Tạo sao bạn nên sử dụng những nội dung trực quan ?
Hãy nhìn vào 3 sự thật thú vị về tác động của yếu tố trực quan tới con người sau đây:
Nguồn: VisualWebsite Optimizer blog
Dưới đây là 7 quy tắc khi marketing bằng yếu tố trực quan bạn cần biết:
1. Quy luật tính cập nhật (The law of the recent)
Những thông tin có từ tuần trước gần như không thể nhìn thấy được trừ khi bạn đang tìm kiếm thứ gì đó cụ thể. Còn những thông tin từ năm ngoái thì chắc chắn đã trở nên quá lỗi thời.
Không tin ư? Thử kiểm tra xem!
Vào trang mạng xã hội ưa thích của bạn và tìm trong trang chủ, liệu bạn có thể tìm được bài đăng tuần trước của bạn không?
Để thông tin của bạn có tính mạch lạc, chúng phải ở gần nhau và cách dễ nhất là theo thời gian đánh dấu lại những nội dung của bạn hoặc những tiêu đề nội dung của bạn.
2. Quy luật tính đáng tin (The law of authenticity)
Mọi người có nhiều khả năng tin tưởng sự giới thiệu từ một người bạn hoặc người thân hơn là một công ty.
Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy giới trẻ hiện nay thậm chí còn tin tưởng vào một người lạ còn hơn một doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao nội dung do người dùng tạo ra được coi là hấp dẫn và đáng tin hơn bất kỳ nội dung nào mà một thương hiệu tạo ra.
Ảnh và video từ khách hàng kể về một câu chuyện có thật của thương hiệu bạn sẽ có tính thuyết phục hơn nhiều.
3. Quy luật độ uy tín (The law of credibility)
Quy luật về sự uy tín khẳng định rằng khách hàng của bạn phải sẵn sàng đứng bên cạnh thương hiệu của bạn bằng cách liên kết công khai với chính mình.
Nói một cách đơn giản, khi khách hàng của bạn đăng hình ảnh hoặc chia sẻ kinh nghiệm của họ vớ sản phẩm của bạn, họ nên kèm liên kết hoặcđánh dấu bạn trên các cập nhật mạng xã hội
Thử nghĩ xem, bạn sẽ tin bên nào hơn ? một hình ảnh được chia sẻ bởi công ty nói rằng khách hàng của họ rất hài lòng, hay sự hài lòng được chia sẻ bởi chính những khách hàng sử dụng sản phẩm?
4. Quy luật mối liên hệ (The law of relevance)
Những nội dung hình ảnh cần được trình bày một cách logic, chúng phải liên quan tới nhau, thông tin và sắp xếp khoa học.
Ví dụ: nếu bạn đang bán một dòng quần áo cụ thể. bạn cần đặt những bức ảnh đó trên các trang web phù hợp, bạn cũng cần đặt những bức ảnh của người dùng đúng trên trang web. trong trường hợp này có thể bao gồm khách hàng của bạn sử dụng những bộ quần áo trong tình huống thực tế.
5. Quy luật chú thích (The law of the caption)
Một hình ảnh đáng cả vạn lời nói nhưng đôi khi, chú thích và ghi chú có thể được sử dụng để phát triển.
Không thể phủ nhận việc chúng ta phát triển yếu tố trực quan nhanh hơn việc sử dụng yếu tốt ngôn từ. Nhưng những chú thích đơn giản thường giúp việc sử dụng hình ảnh hiệu quả hơn.
Một chú thích sẽ giúp mọi người hiểu hơn về thương hiệu của bạn. Ví dụ nếu thương hiệu của bạn tập trung vào việc làm mọi thứ dễ dàng và thú vị cho khách hàng của bạn, thì chú thích có thể mang tính hài hước.
6. Quy luật xã hội (The law of social)
Khách hàng của bạn mong muốn có thể tương tác với nội dung thị giác của bạn – cho dù đó là trên các kênh xã hội hoặc trên trang web của bạn.
Giúp việc đó trở nên dễ dàng hơn bằng cách cung cấp cho họ cơ hội để nhận xét về nội dung của bạn, chia sẻ chúng dễ dàng trên mạng xã hội ưa thích của họ và thậm chí gửi email nội dung cho bạn bè của họ nếu họ muốn.
Quy tăc xã hội không kết thúc ở đây. Khách hàng của bạn cũng mong bạn thừa nhận những nỗ lực của họ. Nếu họ đã để lại nhận xét, hãy trả lời. Nếu họ đã chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội, cảm ơn họ. Tìm cách để họ cảm thấy được trân trọng khi họ đã dành thời gian đưa ra đánh giá về nội dung của bạn.
7. Quy luật tính cá nhân (The law of personality)
Trong một khoảng thời gian dài, thương hiệu đã trở nên nhạt nhẽo và nhàm chán. Vậy tại sao không nghĩ tới Stock photo.
May mắn thay, sự phát triển về nội dung trực quan trong thời gian gần đây đã khiến việc đem tới một sức sống mới cho thương hiệu trở nên dễ dàng hơn .
Một trong những cách dễ nhất là cung cấp cho khách hàng của bạn một cái nhìn “đằng sau hậu trường”. Hãy cho họ biết những gì sẽ tạo ra hoặc tiếp thị thương hiệu của bạn, đăng hình ảnh từ các sự kiện văn phòng, thậm chí cả cách bạn suy nghĩ.
Khách hàng của bạn càng biết nhiều về văn hoá công ty của bạn, thương hiệu của bạn sẽ càng được tỏa sáng