,

Trò chuyện cùng UI/UX designer – Lê Bách

1965 lượt xem

Lê Bách – senior UI/UX designer công ty teko Việt Nam.
Teko Việt Nam là một công ty công nghệ thuộc tập đoàn VNLIFE, phụ trách về thiết kế web, ứng dụng và công nghệ cho các sản phẩm lớn như vnpay, vnshop, phong vũ và nhiều sản phẩm khác

Anh cho biết là khi làm ở vị trí UI/UX design thì các yêu cầu thiết kế đến từ đâu ?
Đơn hàng có thể đến từ nhiều bên có thể kể đến như chăm sóc khách hàng, bộ phận kĩ thuật, từ bộ phận marketing, từ chính khách hàng, hay từ lãnh đạo công ty.
Anh có thể chia sẻ công việc chính của một UX Designer hàng ngày diễn ra thế nào không ?
Ở một công ty làm sản phẩm chuyên nghiệp thì qui trình đã hình thành và vận hành trơn chu rồi, cụ thể thì khi một tính năng của một ứng dụng hoặc một website được gửi yêu cầu đến thì team design sẽ phân tích tính năng đó xem cần phải làm gì, với công nghệ hiện tại có làm được không, cần nghiên cứu gì để xây dựng tính năng này. Các bộ phận trong team thì đều có vai trò và trách nhiệm, đầu vào và đầu ra, với UX design thì đầu vào là tính năng, đầu ra mình sẽ cần phải đưa ra hướng giải quyết, tức là một bản nguyên mẫu cho tính năng đó, sau đó chuyển cho UI Design thiết kế, rồi chuyển giao cho Developer lập trình.
Vậy nên công việc chính của UX designer là cafe họp phân tích, nghiên cứu hành trình người dùng (userflow) để giải quyết vấn đề.

Giải quyết vấn đề ở đây cụ thể hơn có phải là một demo sản phẩm không ?
Không, nó là các màn hình mô tả chuỗi hoạt động của người dùng cần để thực hiện chức năng đó, còn được gọi là wireframe. Tuy nhiên các màn hình thiết kế ở mức độ mô tả, không được chi tiết, các chi tiết như vẽ icon, hình ảnh, màu sắc, typo, bố cục khoảng cách sẽ do bên UI hoàn thiện.

Sau khi lập trình và đưa thiết kế thành sản phẩm chạy thật thì là kết thúc việc thiết kế đúng không ?
Không, nó quay vòng lại. Trong team thiết kế UI/UX thi có đơn vị phụ trách việc thu thập dữ liệu, vẽ biểu đồ về hành đông mà người dùng sử dụng ứng dụng, biểu đồ đó sẽ chỉ ra người dùng thoát khi nào, người dùng dừng lại phân vân khi nào, người dùng có tắc ở bước nào không, từ đó mình lại nghiên cứu bổ sung hoặc thiết kế lại để hiệu quả hơn. Và khi các dữ liệu người dùng ổn rồi, thì còn các yêu cầu từ phía khác nữa như marketing, chăm sóc khách hàng.. mình cũng sẽ sử dụng để tối ưu sản phẩm.

 


Giai đoạn nghiên cứu của UI/UX diễn ra thế nào ?
Phần nghiên cứu thì dựa trên 3 yếu tố, 1 là áp dụng với sản phẩm nào, sản phẩm khác nhau thì cách tiếp cận cũng khác nhau, sản phẩm giáo dục thì khác với thể thao. 2 là dựa trên các qui luật cơ bản, kinh điển của sản phẩm, những thứ đó mình áp dụng luôn cũng không cần thiết kế lại nhiều ví dụ như đăng nhập, đăng ký, giỏ hàng bên tay phải… 3 là dựa trên kinh nghiệm của ux designer, càng làm nhiều sản phẩm thì phân tích sẽ càng hiệu quả .
Trong thiết kế ui/ux thì có một câu nói là “Fail fast, improve fast “ sai nhanh thì sửa nhanh, vì không có gì là hoàn chỉnh cả, trải nghiệm người dùng luôn luôn thay đổi và không giới hạn, facebook hay apple cũng áp dụng như vậy. Mỗi thời điểm thì yêu cầu trải nghiệm cũng khác nhau, chỉ có mình phải chuyển đổi nhanh và liên tục để đáp ứng thôi. Phải nhanh.

Với 10 năm kinh nghiệm làm thiết kế UI trên các thị trường nước ngoài như themeforest, ui8, envanto bạn có thể chia sẻ về kinh nghiệm và khó khăn khi làm cho thị trường nước ngoài không ?
Về mặt chất lượng thì các designer ở VN và thế giới tương đồng nhau chứ không phải của nước ngoài thì sẽ xịn hơn, bằng chứng là một số sản phẩm best seller cũng có các sản phẩm tới từ designer Việt Nam.
Khó khăn theo mình nghĩ đối với một designer mới muốn bắt đầu đó là mindset về sản phẩm, các déigner nước ngoài khi làm sản phẩm thì tư duy về bussiness ( kinh doanh ) hình thành ngày từ đầu rồi thể hiện ở dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng, nâng cấp phiên bản sản phẩm… Ở các designer mới thi thường coi như đây là chỗ để bán, bán được thì tốt, không bán được thi thôi, vậy nên hơi ăn xổi và khó đi xa.

 

 

Đối với một UI/UX designer đơn hàng thiết kế khá nhiều, thì mình có bị quá tải khi làm việc không ?

Khi lựa chọn thứ tự ưu tiên đơn hàng thì thường họp một team thiết kế ( ui designer, ux designer, bussiness, dev ) để xem với công nghệ hiện tại, và giá trị kinh tế của chức năng thì mình sẽ làm chức năng nào trước. “Low effort, high impact” – tốt ít tài nguyên và đem lại hiệu quả cao – đó là cách mình xử lý các yêu cầu thiết kế chức năng. Bởi vậy nên có những chức năng người dùng phàn nàn là lỗi nhưng mãi không thấy sửa là vì nó là high effort low impact nên chưa được ưu tiên sửa.

 

Ngoài công việc chính là thiết kế UI/UX tại teko, bạn còn luyện thiết kế qua các công việc freelance mảng UI/UX bạn có thể nói chi tiết hơn về công việc này không ?
Đưa sản phẩm lên thì không khó vì tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm thì cũng không cao. Tuy nhiên bán được không thì mới là vấn đề, điều này giống như mình đi thiết kế áo phông, gần như ai cũng có thể thiết kế được áo phông, nhưng để bán được áo phông đó thì mình cần phải cập nhật xu hướng, nghiên cứu thị trường xem khách người ta cần gì, nắm bắt được thì mới có thể bán được sản phẩm. Đợt mình làm cho công ty về sản xuất theme mình thiết kế tổng khoảng gần 100 theme, sản phẩm bán chạy nhất trong đó rơi vào khoảng hớn 2k lượt mua. Thị trường này vẫn luôn rộng mở cho các bạn thiết kế sáng tạo không ngừng. Tuy nhiên các sản phẩm bán ở thị trường nước ngoài thì bị đánh thuế khá cao, mình chỉ thu về được khoảng 40% giá niêm yết sau khi đã trừ chi phí.

Từ khi đi làm đến nay bạn trải qua rất nhiều công ty, mỗi công ty mình làm được 1 năm là mình chuyển, lý do mình nhảy việc là gì, và đối với sự phát triển designer nhảy việc có lợi ích gì không ?
Vâng, các công ty mình đã làm qua thì đều là về mảng UI/UX, ngoài việc mang lại thu nhập thì mình làm việc ở đây cũng là vì mình yêu thích nữa, đó là một may mắn với mình. Thời gian đầu mình làm cho các công ty chuyên về mảng UI cho web, mình muốn tìm hiểu tất cả các mảng, các khía cạnh của việc làm theme, vì mình khá mê phần này. Sau đó thì mình cảm thấy ngoài kia còn nhiều thứ mình chưa làm như thiết kế UX, thiết kế app. vậy nên mình chuyển công ty. Khi mà định hướng phát triển của mình và công ty khác nhau thì đó là lúc mình nên rời công ty, mối quan hệ là win-win thôi, mình yêu công việc thì mình mới đem lại giá trị cho công ty chứ.
Với sự phát triển của designer mới dựa trên kinh nghiệm của mình thì lời khuyên cung vậy, khi định hướng phát triển cá nhân bạn không cùng hướng với công ty thì là lúc mình nên chuyển việc điều đó sẽ giúp bạn đi xa và nhanh hơn .

 

Qui trình thiết kế UI/UX ở các công ty khác nhau thế nào ?
Mình có thời gian làm việc cho cả công ty trong nước và nước ngoài thì minh xin chia sẻ với các bạn luôn là ở các công ty nhỏ thì sẽ không có qui trình, thiết kế sẽ phải xử lý đa năng, vừa thiết kế UX, vừa vẽ UI, vừa làm animation. Qui trình chỉ có ở các công ty lớn, ở đó vai trò và trách nhiệm của mỗi bộ phận được tối ưu để đem lại hiệu suât công việc cao nhất.

Tố chất cần có của UX Designer ?
UX designer cần có kiến thức rộng về các mảng của sản phẩm, tư duy logic tốt, khả năng thấu cảm tốt . Đó là những tố chất của một UX designer .

Đối với một người mới muốn bắt đầu đi lên thiết kế UI/UX không biết bắt đầu từ đâu thì lời khuyên của anh là gì ?
Đầu tiên là mình phải có nền tảng kiến thức thiết kế vững, sau đó minh bắt đầu bằng việc “cày cuốc” chăm chỉ hàng ngày, tạo một profile trên behance, dribble up các sản phẩm mình làm được lên, đón nhận những nhận xét để cải thiện, nắm bắt và cập nhật xu hướng thiết kế. UI/UX thay đổi liên tục, kể cả các khái niệm và qui trình, chăm chỉ là con đường nhanh nhất thôi

 

Kết. 

Hy vọng bài phỏng vấn sẽ giúp các bạn có góc nhìn mới hơn về công việc thiết kế UI/UX, hiểu về công việc, hiều về qui trình, hiểu về cách làm việc của UI/UX design team, qua đó định hướng tốt hơn cho công việc của mình.

 

Một số bài viết theo tag

Các tin khác

Học thiết kế trực tuyến: Xu hướng học tập tiết kiệm chi phí, bạn đã thử?

Học thiết kế đồ họa trực tuyến đang dần trở nên phổ biến không những ở nước ngoài mà còn ngày càng được biết đến ở Việt Nam. Đây là cách học giúp người tham gia linh động hơn trong thời gian mà học phí lại phù hợp và mang lại chất lượng hiệu quả. […]

,

8 mẹo thiết kế banner ấn tượng

8 Điều Cần Biết Khi Thiết Kế Banner Quảng Cáo Thiết kế banner hấp dẫn, độc đáo và mới lạ sẽ giúp cho doanh nghiệp, công ty thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Những yếu tố như kích thước banner, hình ảnh, dung lượng,…đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải nội […]

, ,

10 thay đổi thiết kế logo của thương hiệu lớn

10 thay đổi thiết kế logo của thương hiệu lớn Một thiết kế logo thông minh luôn mang đến những hiệu quả bất ngờ cho một nhãn hiệu ,dưới đây là 10 sự thay đổi thiết kế logo của các thương hiệu hàng đầu thế giới, hãy cùng FeduDesign tìm hiểu về chúng nhé! Khi […]

,

7 nguyên tắc thiết kế logo đẹp

7 Nguyên Tắc Thiết Kế Logo Đẹp Đằng sau một mẫu logo trông có vẻ đơn giản là cả một công trình sáng tạo nghệ thuật và ứng dụng thành tựu của các nhà thiết kế. Những hình ảnh sinh động mà Logo thể hiện có khả năng giao tiếp, thể hiện được thông điệp […]