,

Tận dụng lời chỉ trích để trưởng thành

1692 lượt xem

Tận dụng lời chỉ trích để trưởng thành

Dù bạn đang đi học hay đã đi làm, bạn không bao giờ có thể tránh được những lời nhận xét, đánh giá về công việc của mình. Không ai thích bị phê bình, nhưng tiếp nhận phê bình mới khiến bạn trưởng thành hơn. Làm thế nào để biến lời phê bình thành những bài học hữu ích phụ thuộc phần lớn vào cách bạn tiếp nhận chúng.

chi-trich.

Hãy nhớ rằng: Những lời nhận xét có thể vừa gây tổn thương, cũng có thể đem lại lợi ích cho người nghe

Khi phải nhận lấy chỉ trích, soi mói, bạn không thể tránh được cảm giác áp lực, buồn bã. Đôi khi sự chỉ trích có thể vùi dập sự sáng tạo và tinh thần làm việc của bạn.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ai cũng có thể mắc sai lầm. Một lần vấp ngã không thể ảnh hưởng đến toàn bộ hành trình. Ngay cả trong những lời phê bình tồi tệ nhất vẫn ẩn chứa những mặt tích cực. Việc gạt bỏ đi những cảm xúc tiêu cực và hướng đến những mặt tươi sáng hơn của vấn đề là cách giúp bạn trưởng thành từ vấp ngã.

Cách biến sự chỉ trích thành điều tích cực

1. Hiểu rằng lời phê bình chỉ đơn giản là một cách giao tiếp

Khi bạn nhận một lời phê bình, hãy biến nó thành một cuộc trao đổi để cùng đi đến kết quả tốt hơn. Một người bán hàng tiếp nhận phê bình từ khách hàng để cải thiện sản phẩm. Một học sinh tiếp nhận phê bình từ giáo viên để cải thiện kết quả học tập tốt hơn. Khi bạn nhìn nhận lời phê bình như một cách để giao tiếp với người khác thay vì sự thù địch cá nhân, bạn đang giúp chính mình xóa bỏ đi cảm giác tiêu cực.

Người có thể tiếp nhận và trao đổi lời phê bình luôn để lại ấn tượng về sự cầu tiến. Thay vì coi người đã phê bình bạn như kẻ thù, bạn có thể dùng cơ hội này để hiểu hơn về họ và tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp.

2. Sự chỉ trích là tấm gương để bạn soi lại bản thân

Chúng ta thường tự đánh giá cao thành quả công việc của mình. Do đó, đôi lúc ta không thể nhìn thấy khiếm khuyết trong kết quả mình tạo ra. Khi ấy, những lời phê bình, chỉ trích là tấm gương sáng nhất để chúng ta tự soi lại mình một cách khách quan. Từ những lời phê bình, bạn có thể tìm ra những điểm mù trong tư duy của bản thân để cải thiện. Biến sự chỉ trích thành bài học là con đường khôn ngoan giúp bạn sớm tiến bộ và vượt lên trên những người khác trên sự nghiệp.

bad.

Tuy nhiên, không phải lời chỉ trích nào cũng đáng ghi nhớ

Lời phê bình có thể đến từ những mục đích khác nhau, từ nhận xét thuần túy cho đến công kích có chủ ý. Vì thế, không phải lời nhận xét nào cũng đáng để bạn lưu tâm. Để nhận biết những lời nhận xét có đáng tiếp thu hay không, nên giữ mình tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh. Sau đây là những việc bạn cần làm để có cách ứng xử khôn ngoan nhất khi nhận được một lời phê bình.

1. Luôn lắng nghe trước tiên

Trước khi phản bác, hãy dành thời gian lắng nghe nội dung lời phê bình. Những lời này đôi lúc có thể khó nghe, nhưng việc đón nhận toàn bộ nội dung mới cho bạn đầy đủ thông tin để nhận định và phản ứng.

2. Giữ bình tĩnh

Dù là trong trường hợp nào, đón nhận sự chỉ trích với một thái độ bình tĩnh luôn là phương án tốt nhất. Khi bạn tỏ ra bình tĩnh và có thái độ tôn trọng, hợp tác với đối phương, bạn có thể làm giảm không khí căng thẳng cho cả đôi bên. Kể cả khi bạn bị chỉ trích một cách thiếu thiện ý, sự bình tĩnh là chìa khóa để ngăn cuộc tranh luận trở nên tiêu cực hơn.

3. Đừng coi đó là vấn đề cá nhân

Khi nhận lấy lời phê bình, chúng ta thường cảm giác rằng lời phê bình đó nhắm vào bản thân chúng ta. Thực tế, sự phê bình chỉ xoay quanh kết quả công việc mà bạn làm, và điều đó hoàn toàn không có liên quan gì đến năng lực, phẩm chất của cá nhân. Kể cả những người tài giỏi nhất cũng có thể mắc sai lầm. Vì thế, hãy đón nhận lời phê bình như một dấu hiệu rằng bạn có nhiều cơ hội để làm tốt hơn nữa.

4. Đừng bỏ cuộc

Mỗi lời nhận xét đều bị ảnh hưởng bởi quan điểm cá nhân. Không phải ai cũng sẽ nhìn nhận một sự việc theo cách giống nhau. Chấp nhận rằng lời chỉ trích là những góc nhìn khác nhau đối với công việc của bạn. Đừng để những quan điểm trái chiều trở thành vật cản ngăn bạn tiến bước. Thay vào đó, áp dụng những lời phê bình để làm thước đo cho sự tiến bộ của bạn mỗi ngày.

Một số bài viết theo tag

Các tin khác

,

Phân chia vùng thị giác trong thiết kế web và app

Phân chia vùng thị giác trong thiết kế web và app Thiết kế chu đáo về hiệu suất nội dung trong giao diện người dùng web và thiết bị di động đóng một vai trò rất lớn đối với việc khuếch đại tiện ích và khả năng sử dụng của sản phẩm. Bài viết hôm […]

,

Vintage là gì – Thiết kế phong cách vintage thế nào

Làm Chủ Phong Cách Vintage Trong Thiết Kế Menu Mỗi chủ tiệm lại lựa chọn cho mình những phong cách thiết kế khác nhau như phong cách retro, phong cách minimalism, phong cách scandinavia, … và trong số đó phong cách vintage vẫn được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn, với những nét riêng biệt cuốn hút rất riêng. […]

,

5 định nghĩa về màu sắc quan trọng bạn nên biết

5 định nghĩa về màu sắc quan trọng bạn nên biết Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về các thuật ngữ quan trọng trong thiết kế, tiếp nối với Seri các nguyên tắc cơ bản. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 10 định nghĩa màu sắc quan trọng trong thiết […]