Bánh Xe Màu Sắc Là Gì? 6 Nguyên Tắc Phối Màu Từ Bánh Xe Màu

2523 lượt xem

Bánh xe màu sắc không còn xa lạ với những ai làm việc trong lĩnh vực thiết kế. Những bánh xe màu không chỉ được biết đến trong thiết kế hay chỉnh sửa Photoshop mà nó còn ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Bánh xe màu sắc là gì?

Bánh xe màu sắc được hình thành bởi 12 màu chủ đạo và khi bạn kết hợp bất kì 2 màu trong bánh xe màu với nhau sẽ tạo ra một màu khác và đây là nền tảng của tất cả các màu còn lại.

banh xe mau sac la gi

Bánh xe màu sắc có 12 cung và 1 cung sẽ được đại diện bởi 1 màu chủ đạo, được chia đều theo hình nan quạt đều nhau, mỗi cung có 8 cấp độ màu từ đậm đến nhạt khi đi vào tâm của vòng tròn.

Màu sắc luôn là tổ hợp làm nên sự phù hợp hay không và chính bánh xe màu sắc là công cụ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa các màu. Bánh xe màu là công cụ hiệu quả để phối hợp màu sắc một cách hài hòa. Nó được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế và trong cuộc sống thường ngày.

6 nguyên tắc phối màu từ bánh xe màu sắc

1. Monochromatic – Nguyên tắc phối màu đơn sắc

Có lẽ đây là nguyên tắc phối màu đơn giản nhất nhưng vô cùng hiệu quả và có 2 hình thức phối cho nguyên tắc này là:

monochromatic - nguyen tac phoi mau don sac

Chọn một màu trong bánh xe màu sắc và tách nhiều màu khác nhau trên cùng 1 màu chủ, nghĩa là bạn tăng giảm độ sáng tối như mình nói lúc đầu là Tint – Shade để chúng cộng hưởng với nhau.

2. Analogous – Nguyên tắc phối màu tương đồng

Phối màu tương đồng là sự kết hợp của 3 màu liền kề nhau trên bánh xe màu sắc, so về mặt màu sắc thì nguyên tắc này lấy màu giống với màu đơn sắc. So với phối màu đơn sắc thì nguyên tắc này đa dạng về màu sắc hơn vì thế bạn có thể tạo điểm nhấn và phân biệt chi tiết quan trọng dễ dàng hơn.

analogous - nguyen tac phoi mau tuong dong

3. Complementary – Nguyên tắc phối màu bổ túc trực tiếp

Phối màu bổ túc trực tiếp là hai màu bất kỳ đối xứng nhau trên bánh xe màu sắc, ví dụ như màu đỏ – xanh dương, tím – xanh chuối, với cặp màu đối xứng được chọn, bạn rất dễ để tạo điểm nhấn cho các chi tiết quan trọng. Bởi vì sự đối lập giữa các màu nên phối màu bổ túc trực tiếp không phù hợp với các thiết kế có tính chất nhẹ nhàng.

complementary - nguyen tac phoi mau bo tuc truc tiep

4. Split-complementary – Nguyên tắc phối màu bổ sung xen kẻ

Phối màu bổ sung xen kẻ là lấy 1 màu chính kết hợp với 2 màu đối diện trên Bánh xe màu sắc để tạo nên một hình tam giác. Cách phối màu này sẽ làm cho hệ thống màu của chúng ta thêm phong phú và bắt mắt, thu hút người nhìn, với những ai đang học phối màu thì đây là cách phối màu lý tưởng vì nó ít gây ra sự nhầm lẫn – linh hoạt và sự độc lạ cho tác phẩm của mình.

Split-complementary – Nguyen tac phoi mau bo sung xen ke

5. Triadic – Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ ba

Thay vì cách phối màu tam giác cân như bổ túc xen kẻ, thì phối màu bổ túc bộ ba chỉ khác là chúng ta lấy 3 màu trong vòng tròn bánh xe màu sắc và tạo nên tam giác đều. Ba màu nằm 3 góc đều nhau nên chúng kết hợp và đổ sung với nhau tạo nên một sự cân bằng cho nguyên tắc phối màu này.

Triadic – Nguyen tac phoi mau bo tuc bo ba

Cũng chính vì thế nên nguyên tắc này dù màu sắc phong phú nhưng nếu không cẩn thận bạn sẽ không thể cho người nhìn thấy trọng tâm và làm nổi bật nó, bí quyết cho phương pháp này là để 1 màu chi phối và làm nổi bật nó bằng 2 màu còn lại.

6. Rectangular Tetradic hay Compound Complementary – nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn

Đây là phương pháp phối màu phức tạp nhất trong số 6 phương pháp trên. Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn được hình thành từ 2 cặp màu bổ túc trực tiếp. Những cặp màu đối lập nhau cũng như bổ sung là điểm đặc trưng của cách phối màu này. Các cặp phối màu này mới nhìn thì rất khó để phối hợp và sử dụng đúng các.

Rectangular Tetradic hay Compound Complementary – nguyen tac phoi mau bo tuc bo bon

Kết luận

Hi vọng với việc tìm hiểu về bánh xe màu sắc là gì và 6 nguyên tắc phối màu sẽ giúp bạn thêm phần nào thiết thức về màu sắc. Đừng rập khuôn chỉ sử dụng nguyên tắc bổ sung hay nguyên tắc đơn sắc mà phải bức phá sản phẩm của mình bằng những nguyên tắc phối màu bộ 3 – bộ 4 hoặc kết hợp với sự sáng tạo của bạn sẽ tạo nên những tác phẩm tuyệt vời.

Nếu bạn thích bài viết này hãy chia sẻ với những người đang cần đến nó nhé! Mọi thắc mắc của bạn cứ để lại bình luận phía dưới. Mình và các giảng viên của FEDU sẽ giúp bạn giải đáp hết. Chúc bạn thành công với việc sử dụng bánh xe màu trong thiết kế đồ họa!

Một số bài viết theo tag

  • Tags

Các tin khác

, ,

7 góc chụp ảnh cơ bản cho các bạn đi chụp mẫu

7 góc chụp ảnh cơ bản cho các bạn đi chụp mẫu Bảy góc chụp cơ bản được rút ra từ các góc quay trong các tác phẩm điện ảnh. Đây đều là những góc được sử dụng nhiều và những ai vừa bắt đầu học chụp ảnh nên bắt đầu từ những góc này. […]

,

Thiết kế infographic thế nào

Thiết kế infographic thế nào Nhắc đến thiết kế, người ta thường nhắc đến những phần mềm phức tạp, đòi hỏi chuyên môn và sự tỉ mỉ của người làm. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, thiết kế đã trở nên dễ dàng hơn nhiều khi xuất hiện các công cụ thiết kế online, […]

, , ,

5 lời khuyên đắt giá từ rodney cho thiết kế logo

4 lời khuyên đắt giá từ rodney cho thiết kế logo Logo được coi là một phần vô cùng quan trọng của một doanh nghiệp, công ty. Thông qua logo người ta có thể nhìn thấy ý nghĩa, triết lý kinh doanh… của công ty đó. Thiết kế Logo càng độc đáo thì khách hàng […]

,

5 mẫu thiết kế logo hàng không

5 mẫu thiết kế logo hàng không Những thiết kế logo độc đáo luôn mang đến những hiệu quả truyền thông tuyệt vời, hãy cùng FeduDesign ngắm nhìn 5 thiết kế logo rất ấn tượng của 5 hãng hàng không hàng đầu thế giới nhé! Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các hãng […]