Xây dựng và nhận dạng thương (Branding và Identity) hiệu luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Nếu để ý kỹ bạn sẽ nhận thấy chúng tồn tại trên các trang web, bao bì sản phẩm và các loại quảng cáo khác nhau. Ngay cả các vật dụng cá nhân, như tài liệu và danh thiếp, đều mang những đặc điểm nhận dạng riêng.
Hiểu một cách đơn giản, xây dựng thương hiệu là những gì người khác nghĩ – về bạn, công ty, sản phẩm của bạn hoặc dịch vụ của bạn. Nhận dạng thương hiệu là hình ảnh của thương hiệu bạn sẽ trông như thế nào, từ logo đến cả cách lựa chọn màu sắc và rất nhiều thứ khác.
Hình ảnh có sức thuyết phục rất lớn. Hãy thử đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng. Bạn đã bao giờ chọn sản phẩm đơn giản chỉ vì bao bì bắt mắt chưa?
Hiểu được hình ảnh thương hiệu cho phép bạn đưa ra nhận diện thương hiệu phù hợp hơn. Bất kể về cấp độ vai trò, hoàn cảnh hoặc kinh nghiệm của bạn.Xem video dưới đây để tìm hiểu thêm về xây dựng và nhận dạng thương hiệu.
Nhận diện hình ảnh thương hiệu
Nhận diện hình ảnh thương hiệu giống như bản xem trước về thương hiệu của bạn. Mỗi phần của thiết kế tạo nên mảnh ghép hoàn hảo cho thương hiệu. Đấy có thể là chút cổ điền hoặc hiện đại…hay một phong cách khác, đều không vấn đế gì. Tất cả chúng sẽ làm việc cùng nhau, tạo nên chính xác hình ảnh thương hiệu của bạn.
Dĩ nhiên, thiết kế nhận diện không bao gồm toàn bộ thương hiệu của bạn. Bạn có thể sử dụng nhận diện thương hiệu cho mọi công ty, dù lớn hay nhỏ. Cho dù bạn đang cập nhật hồ sơ của mình, hay để nâng cao nhận diện trên website.
Các thành phần chính của nhận dạng hình ảnh là logo, màu sắc, kiểu chữ và hình ảnh. Đọc tiếp để tìm hiểu kỹ hơn.
Logo
Logo là yếu tố quan trọng nhất giúp nhận diện thương hiệu. Nó được tạo bởi một dấu hiệu, kiểu chữ hay cả hai. Các logo hiệu quả nhất thường có thiết kế khá đơn giản. Nó giúp người xem dễ nhận biết – và dễ nhớ hơn.
Mọi thành phần của biểu tượng của bạn đều góp phần tạo nên bản sắc thương hiệu của bạn, bao gồm lựa chọn phông chữ, màu sắc và hình ảnh khác của bạn. Thay đổi ngay cả một trong những yếu tố này và nó có thể có tác động lớn đến cách thương hiệu của bạn được cảm nhận.
Trong cuộc sống, logo có ở khắp mọi nơi. Nếu để ý, bạn sẽ thấy chúng luôn xuất hiện cùng thương hiệu. Chúng là vẻ bề ngoài – đại diện cho công ty, cá nhân hay tổ chức nào đó. Logo là đại diện cho thương hiệu, theo đúng nghĩa đen.
Logo là cách mọi người nhận ra công ty bạn, và xác định sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đó là lý do bạn nên sử dụng logo thật cẩn thận. Logo bị mờ, bóp méo hoặc quá nhỏ có thể ảnh hưởng đến nhận diện hình ảnh. Dưới đây là ví dụ của logo kém chất lượng.
Để tránh những vấn đề này. Cần giữ bản gốc logo sắc nét, chất lượng cao và có thể sử dụng cho nhiều dự án. Bằng cách đó, bạn có thể dùng logo cho rất nhiều mục đích. Cho dùng là in tài liệu đơn giản, công việc hay bất kỳ mục đích nào khác. Tốt nhất là Logo nên ở dạng Vector.
Màu Sắc
Màu sắc giúp xác định thương hiệu của bạn theo một cách rất mạnh mẽ. Nó không chỉ tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người xem mà còn tạo ra cảm giác nhất quán khi được sử dụng trên nhiều dự án hoặc nền tảng.
Hầu hết các công ty dùng màu logo làm màu chính cho thương hiệu. Các màu bổ sung có thể giúp bạn mở rộng bảng màu chính, nhằm giúp khách hàng hiểu rõ về thương hiệu của bạn.
Có rất nhiều cách sử dụng màu sắc thương hiệu. Nhưng nên cẩn thận, không dùng quá nhiều màu và tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế cơ bản.
Tránh những sai lầm như dùng màu sắc quá nổi bật, hoặc vi phạm quy tắc thiết kế đã quy định từ trước. Như một ví dụ dưới đây, màu chữ và màu nền không có độ tương phản gây khó chịu cho người đọc.
Đảm bảo trong bảng màu có các màu trung tính như đen, xám, trắng và trắng nhạt. Bằng cách này, khi bạn sử dụng màu thương hiệu, thì nó sẽ thực sự nổi bật.
Kiểu chữ
Kiểu chữ có thể gây nhàm chán nhưng nếu bạn thay đổi một chút có thể gây ngạc nhiên cho người xem. Tất cả bạn cần là làm cho font chữ trở nên khác biệt và khách hàng sẽ có cái nhìn khác về thương hiệu của bạn.
Hầu hết các thương hiệu đều chọn từ hai đến ba phông chữ – được lấy cảm hứng từ các biểu tượng — để sử dụng cho các thiết kế khác. Phông chữ sáng tạo cũng nên được chọn cẩn thận và phải phản ánh bản sắc độc đáo của thương hiệu.
Có một số font chữ mà các chuyên gia hạn chế sử dụng. Đó là những font chữ đã từng phổ biến còn bây giờ coi là lỗi thời và lạm dụng. Các font chữ dưới đây là một ví dụ tiêu biểu về vấn đề này.
Không còn nghi ngờ, một font chữ củ kỹ và rườm rà có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu của bạn. Khi lựa chọn phông chữ phù hợp sẽ giúp thương hiệu trở nên hiện đại và chuyên nghiệp hơn.
Hình ảnh
Hình ảnh là yếu nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng một bản sắc thương hiệu độc đáo. Mỗi bức ảnh, hình ảnh, biểu tượng và nút bấm là cơ hội để giới thiệu thương hiệu của bạn và định hình cách người dùng tương tác với sản phẩm.
Trong nhận diện chuyên nghiệp, icon trên trang web thường được thiết kế riêng cho thương hiệu. Chẳng hạn như hình ảnh trong danh mục hoặc hình vẽ trong ứng dụng. Người mới bắt đầu có thể đạt được kết quả tương tự bằng cách chọn một hình ảnh đặc trưng với dòng nhỏ tinh tế. Chẳng hạn như màu sắc riên. Một ảnh cùng chủ đề hoặc một phong cách đồ họa nhất quán.
Quan trọng nhất, tránh những hình ảnh quá chung chung hoặc không được tổ chức. Điều này là có thể khó khăn nếu bạn đang dựa vào ảnh sto
ck của bên thứ ba, nhưng có nhiều cách cải thiện vấn đề này.Tránh những hình ảnh thiếu bối cảnh hoặc xuất hiện thường xuyên trong các thiết kế của các thương hiệu khác. Nhìn vào ảnh bên dưới. Một số người xem có thể tìm nhìn thấy và nhận ra rằng hình ảnh đang được chèn ghép và dễ nhận thấy.
Thay vào đó, hãy chọn hình ảnh có vẻ chân thực, con người và những thứ đích thực. Những hình ảnh tốt nhất là hiện thân của quan điểm độc đáo của bạn. Họ đại diện cho cách bạn muốn được nhìn thấy khi mọi người nghĩ về thương hiệu của bạn.
Sắp xếp tất cả cùng nhau
Nhận dạng hình ảnh thương hiệu không chỉ là một công cụ tiếp thị. Đó là một cách nhìn vào thiết kế loại bỏ nhiều nghi ngờ của khách hàng. Với tầm nhìn rõ ràng về thương hiệu của bạn, bạn biết chính xác màu sắc, phông chữ và hình ảnh cần sử dụng. Bạn có thể tạo ra những tác phẩm nhất quán mà người xem sẽ ghi nhớ.
Nguồn: gcfglobal.org
Xây dựng và nhận dạng thương hiệu là gì
2824 lượt xem