, ,

Những hiểu lầm về thiết kế UI UX

2252 lượt xem

Trải nghiệm của khách hàng không phải tự mình nghĩ ra, mà do nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn khách hàng từ đó xác định được vấn đề của người dùng mà khi mình giải quyết được họ sẵn sàng trả tiền cho nó. Công việc này đòi hỏi sự phân tích, năng lực tư duy logic dựa trên dữ liệu từ khách hàng.  Tuy nhiên đây mới chỉ là giai đoạn đầu, giai đoạn 2 của thiết kế UI UX sau khi đã giải quyết được vấn đề của khách hàng là giai đoạn xây dựng trải nghiệm khách hàng. Giai đoạn này cần sự sáng tạo và không liên quan đến khảo sát, phỏng vấn, phân tích dữ liệu nữa

Thiết kế UI UX chỉ cần có Photoshop, illustrator

Phát biểu này chưa đúng.

UX là User Experience, tức là trải nghiệm người dùng.

Thiết kế UX là thiết kế trải nghiệm người dùng.

Để tạo ra trải nghiệm với trường hợp ở đây là cho web và Ứng dụng thì photoshop và illutrator thôi thì chưa đủ, bạn cần thêm một công cụ để tạo ra giả lập sản phẩm, giúp người dùng có thể sử dụng và trải nghiệm được web/ ứng dụng đó, từ đó mới tối ưu được sản phẩm. Các công cụ để thiết kế giả lập nổi tiếng nhất và được nhiều người dùng nhất là Adobe Experience Design (https://www.adobe.com/products/xd.html) -Free, Figma (https://www.figma.com/) công cụ trực tuyến, Protopie ( https://www.protopie.io/discover/featured-prototypes ) Trả phí, Sketch ( Chỉ dành cho MacOS), theo lời khuyên của mình thì nên sử dụng Adobe XD với hệ sinh thái plugin phát triển mạnh và hỗ trợ copy paste từ AI và PTS.

 

Thiết kế UI UX chỉ cần kĩ năng thiết kế

Thiết kế UX là thiết kế trải nghiệm sử dụng sản phẩm của người dùng.

Muốn thiết kế được trải nghiệm đó, phải hiểu được về tâm lý, hành vi, mô hình kinh doanh, thị trường. Những điều này đều luôn thay đổi với từng ứng dụng bạn thiết kế, nên kĩ năng bạn có ngoài việc thiết kế tốt, là kĩ năng giải quyết vấn đề, thích nghi nhanh, kĩ năng giao tiếp khách hàng, ham học hỏi.

Bạn muốn làm UI/UX designer bạn cân học và bổ sung nhiều loại kĩ năng khác nhau, kĩ năng này cần được thực chiến và cập nhật liên tục, vì công nghệ cũng thay đổi liên tục.

Như vậy làm thiết kế UI UX không chỉ cần kĩ năng sử dụng công cụ thiết kế, mà còn cần các kĩ năng tổng hợp ở các lĩnh vực khác như viết quảng cáo, phân tích hành vi, phỏng vấn khách hàng, lập kế hoạch.

 

Thiết kế UI UX lương khủng

Đầu tiên nguyên nhân lương khủng là gì. Là do sự phát triển công nghệ, các ứng dụng ra đời rất nhiều và nhanh, ngươi thiết kế ứng dụng thì không phát triển kịp, dẫn đến thiếu nhân lực thiết kế UI UX, lương để tuyển được thiết kế UI UX cũng đội lên .

Mức lương này giống như giá chứng khoán, sẽ giảm nhiệt, và sẽ những thiết kế tạm bợ xoay quanh việc clone và chăm chăm làm đúng ý khách hàng sẽ bị cho nghỉ sớm nhất.

Bởi vậy mức lương cao chỉ là tạm thời, điều cần làm bây giờ là trau dồi thêm kiến thức để có nền tảng vững chắc và vươn lên top đầu, đó mới là con đường chính đạo.

Thiết kế UI UX phần lớn tập trung vào phân tích

Phát biểu này gần đúng, trải nghiệm của khách hàng không phải tự mình nghĩ ra, mà do nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn khách hàng từ đó xác định được vấn đề của người dùng mà khi mình giải quyết được họ sẵn sàng trả tiền cho nó. Công việc này đòi hỏi sự phân tích, năng lực tư duy logic dựa trên dữ liệu từ khách hàng.  Tuy nhiên đây mới chỉ là giai đoạn đầu, giai đoạn 2 của thiết kế UI UX sau khi đã giải quyết được vấn đề của khách hàng là giai đoạn xây dựng trải nghiệm khách hàng. Giai đoạn này cần sự sáng tạo và không liên quan đến khảo sát, phỏng vấn, phân tích dữ liệu nữa.

Như vậy tóm lại là thiết kế  UI UX là thiết sản phẩm sống, thường xuyên được khảo sát, phân tích và đổi mới, và qui trình thiết kế gồm 2 mảng chính : mảng phân tích người dùng, và mảng xây dựng trải nghiệm.

Thiết kế UI UX cần clone giỏi

Cách nói này hơi tiêu cực nhưng cúng có ý đúng. Vì phần lớn các chức năng trong app đều đã được xây dựng trước đó rồi nên việc thiết kế phần lớn sẽ tập trung vào chức năng lõi

(Clone là được hiểu là sao chép thiết kế .)

Thứ nhất Clone là một cách học, Clone không hề dễ, clone là một cách đi tiết kiệm chi phí nghiên cứu, Xiaomi cũng là một hãng công nghệ thành công nhờ clone của apple, tuy nhiên muốn clone được đúng phải có kiến thức, và hiểu được chi tiêt logic của thiết kế, vì sao, tại sao, nếu không cũng chỉ clone được vỏ rỗng mà ko có linh hồn trong đó.

Thứ hai, trong một ứng dụng có đến 80% chức năng đã được phát triển và xây dựng rồi, và gần như đã thành kinh điển, ví dụ hầu như app nào cũng cần chức năng đăng ký, đăng nhập, chỉnh sửa profile, tìm kiếm, thanh toán… 20% còn lại là chức năng đặc thù, chức năng lõi, chức năng làm nên khác biệt, chức năng khiến người dùng trả tiền, ví dụ ứng dụng đọc sách thì ngoài đăng ký đăng nhập, thanh toán… thì chức năng chính là đọc sách, quản lý sách, audio voice.

Hoặc một ứng dụng nổi tiếng về học tiếng anh là Elsa ( một ứng dụng khởi nghiệp có hỗ trợ từ Google – elsaspeak.vn ) thì ngoài chức năng đăng ký đăng nhập, thanh toán, thì chức năng đặc thù là phát âm tiếng anh.

Như vậy theo luật 80-20, độ thành công của ứng dụng phụ thuộc vào chức năng lõi, còn các chức năng cơ bản đã được xây dựng và chứng mình tính tiện dụng của nó rồi, ta chẳng việc gì phải mất công phân tích nữa,mà chỉ cần clone lại chuỗi hoạt động của thiết kế thôi. Cái ta cần là đi  thiết kế và xây dựng trải nghiệm cho 20% còn lại, vì nó là linh hồn của ứng dụng.

Thiết kế UI UX là nghề thượng lưu

Giống như khi chứng khoán lên, nghề môi giới chứng khoán được coi là nghề đáng mong đợi, và mọi người thường nhầm tưởng đó là nghề thượng lưu, vì được thị trường săn đón, được trả lương cao. Tuy nhiên khi cơ sốt chứng khoán qua đi, thỉ chỉ những người thực sự giỏi và trau dồi kiến thức một cách nghiêm túc mới ở lại và đứng top trong ngành. Thiết kế UI UX cũng đang ở giai đoạn đầu, khi mọi thứ còn non trẻ, còn thay đổi liên tục.

UI/UX thực ra đã có từ lâu trong các thiết kế sản phẩm ta dùng hàng ngày như đồ điện tử, ti vi, tủ lạnh, dao kéo… nó được cải tiến để mức độ trải nghiệm của người dùng. Thiết kế UI/UX không có gì mới cả, chỉ là bây giờ khi các ứng dụng phát triển, thiết bị thông minh phát triển mạnh mẽ, thì nó được gọi một cái tên, và có qui trình nghiên cứu thiết kế rõ ràng hơn nhằm tăng hiệu quả sản phẩm.

Nhìn trước như vậy hi vọng bạn có phương án đầu tư nghiêm túc, xây dựng nền tảng vững chắc để theo đuổi đúng phương hướng phù hợp với bản thân

 

Một số bài viết theo tag

Các tin khác

4 phần mềm làm video chuyên nghiệp được dân Designer tin dùng nhất

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa, biên tập phim, video từ đơn giản dễ dùng cho đến phức tạp và chuyên nghiệp. Nếu bạn vẫn còn đăng băn khoăn chưa chọn được cho mình phần mềm nào phù hợp với nhu cầu sử dụng thì hãy […]

,

5 nguyên tắc tạo ấn tượng khi thiết kế banner

5 Nguyên Tắc Tạo Ấn Tượng Khi Thiết Kế Banner Thiết kế Banner quảng cáo sao cho ấn tượng không phải là điều dễ dàng bởi sự đòi hỏi cao về nghệ thuật, sức sáng tạo và khả năng phối hợp màu sắc tinh tế. Thực tế, các marketers không hiếm khi mắc lỗi, làm quảng […]

Cách sử dụng photoshop hiệu quả cho người mới bắt đầu

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, có nhiều ngành nghề mới ra đời đáp ứng nhu cầu xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp. Một trong số đó phải kể đến ngành thiết kế đồ họa. Học thiết kế đồ họa đồng nghĩa với việc phải sử dụng […]

Nếu Bạn Là Người Hội Tụ 8 Kỹ Năng Sau Thì Hãy Ứng Tuyển Designer Ngay Và Luôn

Không đơn thuần là vẽ, người làm thiết kế cần có những kỹ năng riêng để đáp ứng công việc nhiều đặc thù này. Bởi bất kỳ một lĩnh vực nào cũng yêu cầu người hành nghề cần phải có những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và việc ứng tuyển designer cũng vậy. hãy […]