Làm thế nào thiết kế infographic hiệu quả?
Xu hướng sử dụng Infographic bắt đầu từ năm 2012 khi trên Internet xuất hiện một lượng tìm kiếm khổng lồ về công cụ này. Cơn sốt đó còn tiếp tục đến ngày nay, Infographic đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc tiếp thị nội dung, giúp gắn kết hiệu quả người dùng với thương hiệu qua những minh họa trực quan.
Giải mã cơn sốt mang tên Infographic
Hình ảnh truyền thông tin hiệu quả hơn rất nhiều lần văn bản do bộ não con người bị kích thích mạnh bởi những dây thần kinh thị giác. Một nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng:
- Màu sắc thể hiện nhiều dự liệu và thông tin kĩ thuật hơn
- Nếu bạn kết hợp hình ảnh vào thông tin, khả năng tiếp nhận thông tin sẽ tăng từ 10% đến 65%
- Não bộ xử lý hình ảnh nhanh hơn văn bản tới 60.000 lần
Đó là lý do tại sao hơn 40% những người tạo nội dung cho rằng Infographic là công cụ tối ưu nhất, và hơn một nửa những người tạo nội dung B2B (Business to Besiness) luôn ưu tiên tạo hình ảnh minh họa trong chiến lược marketing của họ.
Infographic cần mang đến nhiều hơn sự tương tác, chứ không phải dữ liệu
Chỉ tạo ra thôi là chưa đủ, Infographic cũng cần cách thể hiện xen lẫn giữa nghệ thuật và khoa học, cảm xúc và số liệu. Infographic không những có nhiệm vụ kể một câu chuyện được dựng sẵn mà còn phải thu hút tối đa sự chú ý và đi sâu vào tâm trí khách hàng.
Để hiểu rõ hơn, hãy nhìn những hình ảnh dưới đây, chỉ trong chốc lát, bộ não bạn lập tức đã gợi nên những câu chuyện riêng về mỗi hình.
Mặc dù sống trong thời đại mà hình ảnh bị lạm dụng quá mức, con người vẫn có xu hướng thu nhận, lĩnh hội liên tục những hình ảnh mới. Vậy nên, để hình ảnh của bạn được trở nên khác biệt và hiệu quả trong vô vàn hình ảnh khác, hãy làm theo những mẹo cực kỳ đơn giản sau:
1. Hướng khách hàng mục tiêu tới một đích đến cụ thể
Để công cụ Infographic của bạn trở nên tối ưu, bạn cần biết khách hàng mục tiêu của mình là ai qua việc lập nên chân dung khách hàng và tập trung hướng họ đến mục tiêu của Infographic muốn truyền đạt. Trước hết hãy tự hỏi rằng, bạn đang cung cấp giá trị gì cho họ từ tấm Infographic này.
2. Tập trung nội dung vào những chủ đề nóng
Sau khi xác định rõ khách hàng và mục tiêu truyền tải, hãy xác định chủ đề bao trùm Infographic của bạn. Đào sâu và thấu hiểu khách hàng đang quan tâm hay trăn trở điều gì, bạn hoàn toàn có thể làm điều này qua các công cụ như Buzzsumo hay Ahrefs. Những chủ đề đang được quan tâm nhất sẽ được hai công cụ này liệt kê, nhiệm vụ của bạn chỉ là thu hẹp phạm vi chủ đề và biến nó thành một câu chuyện đến tai khách hàng một cách mềm mỏng, dễ hiểu, thay vì đưa ra những chủ đề quá chung chung
3. Càng đơn giản – càng hiệu quả
Hãy nhớ rằng, thiết kế càng đơn giản thì bạn sẽ càng có “đất diễn” để tập trung vào thông điệp muốn truyền đạt. Tránh sử dụng hình ảnh không liên quan và tối ưu văn bản sẽ làm nên sự hiệu quả của Infographic. Hình ảnh dưới đây thể hiện rõ điều này:
4. Kiểm tra lại thông tin và số liệu
Nếu thiết kế thể hiện hình ảnh thương hiệu thì nội dung chính là tiếng nói. Nội dung thiếu chặt chẽ và tính xác thực sẽ ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu. Vì vậy, để xây dựng và duy trì lòng tin của khách hàng, hãy đảm bảo 3 điều sau:
- Toàn bộ dữ liệu và thống kê là hoàn toàn chính xác
- Nguồn thông tin sử dụng có kiểm chứng, đáng tin cậy
- Dữ liệu và thống kê đều mới, có tính cập nhật
5. Đừng xem nhẹ mạch văn
Một câu chuyện độc đáo có thể bị phá hỏng bởi người kể. Thậm chí nếu bạn có trong tay cả nội dung lẫn bức ảnh tuyệt vời nhưng mạch chuyện thiếu logic sẽ làm chệch hướng cả điều đó
Những tấm Infographic thành công nhất đều luôn mạch lạc giúp thêu dệt nên câu chuyện rõ ràng từ mở đến kết. Tuyệt vời hơn, khách hàng được khơi gợi cảm hứng và tiếp tục quan tâm, theo dõi nhiều hơn. Đó là sức mạnh có thể đẩy khách hàng qua một quá trình tư duy tinh gọn.