Để Thiết Kế Game Chuyên Nghiệp, Hãy Làm Theo 6 Bước Sau Đây
3194 lượt xem
Được xem như những con gà đẻ trứng vàng trong ngành công nghiệp game hiện đại, người thiết kế game cần hội tụ đủ nhiều khả năng, không thể thiếu trong số đó là kỹ năng tạo hình như một họa sỹ và khả năng sáng tác câu chuyện như một nhà văn. Nhưng trên hết, họ cần sở hữu những kỹ năng cơ bản về phần mềm và lập trình, từ đó chuyển những hình ảnh và câu chuyện của mình lên một tựa game.
Một tay thiết kế game tài năng cần biến tác phẩm của mình thành một câu chuyện thực sự, với đầy đủ những nút thắt và những kịch tính được đẩy lên cao trào. Cùng với đó là môi trường âm thanh và đồ họa sống động như thật. Đó là điều kiện cần thiết để thiết kế của họ có thể sống sót trong thị trường game với tính cạnh tranh cao độ. Để thiết kế game chuyên nghiệp, hãy làm theo 7 bước sau đây:
Cũng giống như bất cứ công việc thiết kế nào khác, điều đầu tiên bạn cần là một cái khung. Lập khung cho một tựa game, về cơ bản, khá giống với việc xây dựng một bộ phim. Bạn cần một câu chuyện, những tình tiết và những nhân vật – cụ thể, bạn cần một kịch bản trong tay.
Thậm chí, kịch bản đã phải nằm trong đầu bạn trước khi bạn bắt tay vào việc thiết kế. Một tựa game không được đặt kịch bản tốt sẽ giống như một viên sạn khó nuốt đối với người chơi, bất kể đồ họa có đỉnh đến cỡ nào đi nữa.
Về cơ bản, khi thiết kế game khâu tạo kịch bản có thể được hiểu như việc bạn nghĩ ra ý tưởng cho các nhân vật, cũng như các cảnh quay của mình, sau đó sắp xếp chúng theo thứ tự. Nó giống như việc đặt ra một chuỗi các tình tiết cho nhân vật của bạn, đưa nhân vật ấy liên tiếp đối mặt với những thử thách có độ khó tăng dần. Để giải quyết những thách thức ấy, nhân vật của bạn cần đến những kỹ năng nhất định – cụ thể là gì, điều đó hoàn toàn do bạn lựa chọn.
Cùng với kịch bản, thứ tiếp theo bạn cần đến là một tài liệu lưu trữ mọi khía cạnh liên quan đến trò chơi. Từ menu, items, skills cho đến câu chuyện của từng nhân vật. Càng cụ thể càng tốt và đặc biệt mọi thứ cần được sắp đặt theo thứ tự nhất định.
Đây sẽ là phần ghi điểm nhiều nhất trong mắt người chơi khi bạn thiết kế game. Do đó, bạn cần dành cho những nhân vật của mình mối quan tâm tương xứng. Từ khuôn mặt, tính cách, câu chuyện của nhân vật cho đến những thứ hết sức nhỏ nhặt như nụ cười, trang phục…, bạn cần bảo đảm mọi thứ đều hoàn hảo.
Xây dựng môi trường tương tác trong game là một trong những tiêu chuẩn để phân biệt một tựa game hay hay dở. Không giống như việc làm phim, việc xây dựng khung cảnh cho một trò chơi hoàn toàn phụ thuộc vào tay thiết kế. Hãy để trí tưởng tượng của bạn bay càng xa càng tốt. Bạn có trong tay rất rất nhiều thứ hỗ trợ cho mình, một trong số đó là các hiệu ứng.
Khi cốt truyện, những nhân vật và những khung cảnh đã được xây dựng xong, giờ là lúc bạn cần đến những phần mềm để biến chúng thành thực tế.
Có rất nhiều chương trình phần mềm dành cho việc design game cho phép bạn thử sức mà không cần đến những dãy code khô khan và nặng nề. Giao diện và cách sử dụng của chúng cũng hết sức thân thuộc, với thao tác kéo và thả hay những cú double click. Về cơ bản, có thể chia những phần mềm này thành 3 nhóm : 3D, 2D và những phần mềm chuyên dụng cho thiết kế game RPG.
● DarkBASIC là cái tên nổi tiếng nhất trong thể loại 3D Game Makers Software. Phiên bản DarkBASIC Pro chủ yếu phục vụ cho những tay chuyên nghiệp, trong khi những phiên bản khác là dành cho những người có sở thích “táy máy”.
● Game Editor là phần mềm cực kỳ nổi tiếng ở mảnh đất 2D. Với cách dùng đơn giản, giao diện cực kỳ thân thiện với người dùng, bạn sẽ dễ dàng làm quen với nó chỉ sau vài thao tác đầu tiên. Nếu bạn có ý định tạo ra một mini game, hoặc một trò chơi trên điện thoại di động, phần mềm này sẽ là thứ đầu tiên bạn cần đến.
Hầu hết các phần mềm này không đòi hỏi quá nhiều kiến thức về coding. Tự bản thân chúng đã cung cấp những bước hết sức đơn giản và trực quan mà không cần đến một mã nguồn nào. Nếu bạn có ý tưởng và những kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản, bạn hầu như sẽ không gặp nhiều rắc rối khi sử dụng chúng.
Chính bởi tính năng đơn giản này, cùng với sức mạnh ở tầm trung, thế giới thiết kế game trước đây vốn bó hẹp trong phạm vi chỉ dành cho giới chuyên nghiệp, giờ đây đã được mở rộng đến với tất cả những ai có niềm đam mê.
Cùng với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp game thì giờ đây, công việc thiết kế game đang trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. Nếu như các ý tưởng làm game đang sôi sùng sục trong đầu bạn, đừng chần chừ gì nữa, hãy tự mình thử sức, biết đâu sẽ có lúc cái tên bạn xuất hiện trên mạng như một nhà thiết kế đầy tài năng?
Chắc hẳn, ở các doanh nghiệp đang kinh doanh hàng hóa, sản phẩm hiện nay đều phải tự thiết kế cho riêng mình một bộ sale kit. Sale kit giúp khách hàng dễ dàng nhận biết sản phẩm của công ty, từ đó quyết định hợp tác với công ty của mình hay không. Tuy […]
Một nhà thiết kế là người có thể sử dụng kỹ năng thiết kế để áp dụng vào công việc của mình. Công việc đó không chỉ chịu trách nhiệm về sản phẩm cuối cùng sẽ nhìn ra sao, mà còn tạo ra một cái nhìn rõ ràng dựa trên cách nó sử dụng và […]
Phân tích mẫu thiết kế logo của 8 thương hiệu công nghệ Để có được những thiết kế logo rất đẹp mắt và tinh tế như ngày nay, các hãng công nghệ hàng đầu trên thế giới cũng đã phải trải qua một quá trình dài thay đổi và cách tân, hãy cùng Designs.vn tìm […]
Để có được một thiết kế catalogue đẹp và chuyên nghiệp không phải là một việc đơn giản. Một thiết kế catalogue đẹp và chuyên nghiệp sẽ tác động rất lớn đối với khách hàng và thuyết phục các khách hàng có mua hàng của doanh nghiệp hay không? Bởi vậy, nếu là một nhân […]