Testimonial Review thật từ các designer
Giới thiệu
& tóm tắt nội dung
Thiết kế UI/UX là thiết kế có tính logic nhất trong tất cả các loại thiết kế. Để có được logic giải thích cho tất cả thiết kế, bạn cần đi sâu vào kiến thức nền tảng : Chữ, Bố cục & Màu.
Khóa học này chủ yếu đi vào nguyên tắc thiết kế. Bạn có thể dùng bất cứ công cụ thiết kế nào mà bạn biết để thực hành.
Yêu cầu cho khóa học : bạn cần biết ít nhất 1 công cụ ( photoshop, illustrator, figma, adobe xd, invision, sketch …)
Đầu ra của khóa học : có thể xem thêm sản phẩm học viên tại đây
Bố cục khóa gồm
- Phần thiết kế chữ trong UI UX ( phần 1 – phần 4 )
- Phần thiết kế bố cục trong UI/UX ( phần 5 – phần 11 )
- Phần phối màu trong UI/UX ( phần 12 – phần 16 )
Chi tiết các bài bạn cuộn xuống tiếp nhé.
Kết hợp
font chữ
Kết hợp font chữ là cách để ta lèo lái tính đặc trưng của sản phẩm thiết kế.
Trong phần học này mình sẽ trình bày lần lượt 2 yếu tố quan trọng trong kết hợp chữ, một là yếu tố kĩ thuật và hai là yếu tố tính cách font
Giới thiệu tổng quan
về kết hợp chữ
Kết hợp chữ để làm gì, tại sao phải dùng nhiều font làm gì ? Kết hợp chữ dựa trên những nhân tố nào ? cũng xem 2 video đầu để hiểu sơ bộ nhé.
Yếu tố kĩ thuật
khi kết hợp 2 font chữ với nhau
Video này giới thiệu 8 yếu tố kĩ thuật chính cần nhận biết trong việc mix typography với nhau.
Tính toán độ rộng kĩ tự
khi kết hợp typeface
Độ rộng kí tự ảnh hưởng thế nào đến cảm giác đọc khi kết hợp font
Hoạ tiết trong
font chữ
Hoạ tiết đặc biệt thẻ hiện ở các chữ a, chữ g dấu chấm phẩy, dấu chấm hỏi... đó là những yếu tố nhỏ nhưng lại có tầm ảnh hưởng lớn khi mix với nhau
Độ đậm nhạt của font
khi kết hợp chữ
Cùng một font chữ bình thường nhưng độ đậm nhạt là khác nhau bạn nhé. Độ đậm nhạt tạo nên 3 tính cách khác nhau, mình cùng xem nhé.
Close Counter
độ mở của chữ
Độ mở của kí tự ảnh hưởng tới tính năng đọc ở kích thước nhỏ chữ, nhưng không phải lúc nào tính năng đọc tốt cũng được ưu tiên hàng đầu bạn nhé.
Thực hành kiến thức
phần kết hợp font
Phần này mình sẽ tập chỉ xét việc kết hợp chữ dựa trên yếu tố kĩ thuật thôi nhé.
Một số mockup cơ bản
trong thiết kế
Để quen với việc kết hợp font chữ, ta cùng nhau điểm qua một số cách kết hợp phổ biến, cho có phản xạ và quen dần với việc mix các typeface.
Kết hợp chữ
Phong cách hiện đại & Nghệ thuật
Để quen với việc kết hợp font chữ, ta cùng nhau điểm qua một số cách kết hợp phổ biến, cho có phản xạ và quen dần với việc mix các typeface.
Phân tích kết hợp font
về yếu tố tính cách
Phần này mình cùng tìm hiểu một sản phẩm báo chí về thời trang thì chọn font và kết hợp font chữ thế nào nhé.
Phân tích kết hợp font
dòng sản phẩm cao cấp
Foundation Medicine là một công ty về dược phẩm nghiên cứu điều trị về ung thư. Một dòng dịch vụ cao cấp, chuyên nghiệp như vậy họ sử dụng kết hợp font chữ thế nào ?
Phân tích kết hợp font
dòng tin tức phá cách
Theintercept là một trang báo chuyên về nhân quyền và pháp luật tại Mỹ. Nội dung đặc thù như vậy, họ sử dụng kết hợp font chữ thế nào, cùng học hỏi qua video sau .
Phân tích kết hợp font
website về phân tích dữ liệu
Threethirtyeight (358) là website về thu thập dữ liệu bình chọn của người dùng trong lĩnh vực thể thao. Tại sao sử dụng font mono ở đây, cùng học hỏi cách kết hợp font qua phân tích sản phẩm này nhé.
Phân tích kết hợp font
website về nước hoa
Mình có ngừoi bạn sử dụng nước hoa khá đắt đỏ Le Labo. Khi vào website thì thấy website rất đẹp, nhất là phần xử lý chữ.
Vậy nên mình lấy luôn để phân tích trong video nay hé.
Review
Font chữ
Đến lúc bạn cần bổ sung thêm kiến thức rộng hơn về font chữ, cụ thể mình trình bày ở đây là các font chữ nổi tiếng trên thế giới.
Các font chữ này được rất nhiều các thương hiệu lớn sử dụng, là có lý do của nó, cùng tìm hiểu lý do là gì qua các video này nhé.
PS : Các font này mình đều đính kèm phiên bản việt hoá trong phần sau để các bạn tham gia khoá sử dụng nhé.
Font chữ
Gill Sans
Font gắn liền với lịch sử nước Anh. Tuy nhiên giới hạn của nó thì chắc chắn là không riêng trong nước Anh. Rất nhiều hãng lớn sử dụng font này. Bạn xem thêm trong video nhé.
Font chữ
Futura & Avenir
Đây là 2 font nổi tiếng được biết đến như đặc trưng của công nghệ và tương lại, dù nó đã có tuổi đời hơn nửa thể kỉ.
Font chữ
Gotham & Proxima Nova
Đây là 2 font chữ được nhiều thương hiệu của Mỹ dùng, 2 font được đánh giá gần như là hack của thiết kế vì nó đa dụng và bắt mắt. Check it out. Phần sau có đính kèm font này bản tiếng việt nhé.
Font chữ
Din
Din là một trong những font công nghệ ưa thích hàng đầu của các designer, an toàn, công nghệ, kỉ luật, nghiêm túc, đó là đặc trưng của DIN. Phần sau có đính kèm font DIN NEXT & DIN NEXT SLAB bản tiếng việt cho bạn.
Font chữ
Apecu
Font thì nhìn một từ thì rất bình thường, nhưng chỉ khi dùng nó bạn mới biết nó hiệu quả, thoáng, tính năng đọc cao một cách đáng ngạc nhiên ở cả kích thước rất nhỏ. Có lẽ đó là lý do vì sao nó nằm trong top 50.
Font chữ
của Baemin
Một font thực dụng, thích hợp với quảng cáo, thích hợp với màn hình di động, màn hình lớn. Tiết kiệm chi phí thiết kế, đúng là một font sinh ra trong thời marketing nên chính nó cũng mang hơi thở của thời này.
Font tốt nhất
cho designer
Mình phát hiện ra một cách để thiết kế phần chữ đẹp, đó là mình chỉ dùng những font đẹp, những font nổi tiếng, những font đã thành danh & đã chứng minh được tính thực chiến, tính đọc, tính hữu dụng của nó.
Từ ý tưởng đó mình phát triển giúp bạn một bộ dữ liệu về font, bao gồm phân loại, tích cách, ghi chú về tính năng, kết cấu chữ, và font việt hoá ( cung cấp miễn phí trong khoá ).
Khi thiết kế bạn sử dụng những font từ đây đã đảm bảo 80% là “đọc được” và đẹp rồi.
Giới thiệu
bố cục bảng dữ liệu
Để có thể sử dụng bảng font chữ này hiệu quả, video này sẽ giới thiệu qua cách sắp xếp, các hàng các cột, kí hiệu để bạn tiện tra cứu
Phân loại dữ liệu
font chữ
Dữ liệu mình chia làm 4 loại, một là có chân, hai là không chân, ba là blackletter, mono, script, bốn là kiểu riêng cho font dùng tại Việt Nam, những font chuyên về in ấn.
Dòng font
Humanis
Humanis là dòng font cổ nhất của loại font serif, nó mang hơi hướng của chữ viết tay nên đặc trưng là tạo cảm giác thân thiện.
Dòng font chữ
oldstyle
Oldstyle là cách gọi chung cho dòng font không chân cổ, tính cách của dòng font này thường tạo ra cảm giác nghiêm túc, tin tưởng, một số font thì khá thân thiện. Phù hợp với các thương hiệu cao cấp, vượt thời gian.
Dòng font chữ
Transitional
Transitional là bước đệm để chuyển tiếp sang dòng font hiện đại với sự vượt trội hẳn lên về công nghệ in ấn và độ tương phản.
Dòng này đã bắt đầu cơ khí hoá, tách dần khỏi chữ viết tay, và chú trọng hơn vào tính năng đọc. Nhiều font đọc cho báo chí nổi tiếng đều thuộc dòng này. Cùng xem qua bảng này nhé.
Dòng font chữ
Slab serif
Dòng chữ có chân dầy cộp, cho sự nổi bật và nhận dạng tốt, phù hợp với marketing trong thời kì hiện đại.
Dòng font chữ
Blackletter, mono, script
Đây là các dòng font chữ ít dùng, mình xếp lại vào một nhóm cho gọn gàng và dễ tìm kiếm nhé.
Thực hành kiến thức
Thiết kế typography
Phần này mình cùng làm bài tập để có phản xạ về cách thiết kế chữ, cách lựa chọn, cách phân tích nội dung khớp với typography thế nào.
Để có hiệu quả nhất, bạn nên tự làm trước nhé, rồi thực hành theo. Vậy nhớ lâu hơn.
GIỚI THIỆU BÀI TẬP
THỰC HÀNH TYPOGRAPHY
Bài tập thực hành phần này phần lớn là mình đi thiết kế lại một đoạn chữ có chủ đề. Video giới thiệu qua các bài và phương pháp làm.
Hiểu về cách
phân cấp thị giác
Phân cấp thị giác là yếu tố đầu tiên ta cẩn phải hiểu, chứ chưa nên thiết kế vội. Phân cấp thị giác có phần gốc là ta phải hiểu cái gì là cái quan trọng nhất theo thứ tự thì độ nổi bật của nó cũng phải tương ứng theo thứ tư.
Thực hành phân tích
tính cách của font chữ
Sau khi có được định hướng thị giác, ta cần chọn font, nội dung nói về gì, người đọc là ai, hình ảnh thế nào, … tất cả thứ đó là dữ liệu đầu vào để ta có thể giải thích cho lựa chọn font của mình.
Lưu ý phần này bạn dùng những font đã cho trong bảng font mình gửi nhé.
Thực hành phân tích
tính năng đọc của font chữ
Chữ mục đích là để đọc, sau đó mới đến trang trí. Font dễ đọc là font thế nào, bạn xem lại bài cũ của phần typography cơ bản nhé, phần này mình đi vào xử lý thôi.
Chữ bài tập
THỰC HÀNH TYPOGRAPHY
Phần bài tập số 2 là tương tự như bài 1, mình cùng làm để bạn thấy quen tay.
Bài tập về nhà
TYPOGRAPHY
Sau khi hiểu qui trình cơ bản để làm phần typography cho một thiết kế. Giờ là lúc mình ở nhà “farm” để lên level nhé. Các bài tập này mình có gơi ý chút, nhưng bạn cứ thoải mái sáng tạo nhé. Giờ bạn đủ kiến thức để bay rồi.
Nhắc lại
các nguyên lý bố cục
Trước khi vào bài tập thực hành về bố cục nâng cao thì mình nhắc lại kiến thức bố cục cơ bản nhé. Bạn nào đã học phần này thì có thể bỏ qua, chuyển luôn qua phần sau
Bố cục nâng cao :
Nguyên lý Alignment
Phần trước mình cùng nhau đi qua các nguyên lý bố cục cơ bản rồi, phần này mình đi sâu vào từng nguyên lý để hiểu bản chất và thực hành với nó.
Alignment nghe cực kì đơn giản đó là nguyên lý căn chỉnh. Nhưng căn chỉnh thế nào, căn chữ thì căn theo gì, có phải lúc nào dùng công cụ căn cũng chính xác hay không. Mình cùng nhau thực hành qua series bên dưới nhé.
Thực hành nguyên lý Alignment
Phần 1
Phần này chỉ có thực hành thôi, vì nguyên lý thì đơn giản có gì để trình bày đâu :). Tóm gọn nguyên lý trong một câu là " tất cả mọi thứ phải được căn chỉnh theo một đường lưới nào đó "
Thực hành nguyên lý Alignment
Phần 2
Tiếp tục nguyên lý Align : " tất cả mọi thứ phải được căn chỉnh theo một đường lưới nào đó " với bài taapjf tiếp.
Thực hành nguyên lý Alignment
Căn chỉnh cho Mobile
"Tất cả mọi thứ phải được căn chỉnh theo một đường lưới nào đó ", áp dụng với phiên bản mobile.
Thực hành nguyên lý Alignment
Phần 4
Bài thực hành tiếp về Alignment đến khi bạn có phản xạ và con mắt khó tính về căn chỉnh trong thiết kế là được.
Bố cục nâng cao
Nguyên lý khoảng trắng
Nếu coi thiết kế là việc sắp xếp hỉnh ảnh và chữ, đó chỉ là một nửa của thiết kế.
Thiết kế cao cấp coi việc sắp xếp khoảng trắng là một đối tượng nữa cần xem xét một cách nghiêm túc
Qui tắc 1/3
trong thiết kế khoảng trắng
Khoảng trắng bao nhiêu thì là đủ, đó là câu hỏi mình cũng tự hỏi khi bắt đầu quan tâm đến khoảng trắng cho thiết kế. Cùng tìm hiểu về qui tắc 1/3, mình rút ra qui tắc này dựa trên phân tích và đo đạc các sản phẩm thực tế
Chữ bài tập Negative Space
Phần 1
Negative space là khó hơn hẳn nguyên lý align, chỉ có người đã luyện tập nhiều mới có cảm giác về khoảng trắng đẹp. Điều này giống bạn chơi nhạc một thời gian, thì bạn mới có cảm giác tự nhiên và “phiêu” được. Vậy nên, let’s practice.
Bài tập Negative Space
thiết kế lại Craiglist.org
Craiglist là website nổi tiếng đó bạn nhé. Ở Mỹ nó nổi tiếng ngang Amazon, nhưng là về mảng rao vặt. By the way, thiết kế nó không tối ưu cho người dùng, giống wiki pedia. Vậy nên ta có một bài tập thực tế rồi
Chữ bài tập Negative Space
phân tích giao diện tìm kiếm
Mục đích của phần chữa là để bạn học cách phân tích một chức năng hoạt động thế nào, giải thiết về tầm quan trọng của chức năng, và thiết kế nó bám theo các nguyên lý đồ hoạ.
Chữ bài tập Negative Space
phân tích giao diện bộ lọc
Nếu bạn không giải thích được thiết kế, thì bạn đang làm mò.
thiết kế cao cấp không còn là mò nữa, nó gần với khoa học hơn là art. Bài này giúp bạn hiểu rõ hơn về điều đó .
Chữ bài tập Negative Space
Phân tích tính năng đọc
Lại là tính năng đọc, bạn đã có kĩ năng từ bài typo rồi. Game này dễ hah.
Chữ bài tập Negative Space
Hoàn thiện
Phần này mình tổng kết một chút review lại bài tập này giúp ta học được gì nhé.
Bố cục nâng cao :
Nguyên lý Repetition
Repetition có nhiều biến thể, có nhiều cách gọi. Nó bắt nguồn từ Repeat có nghĩa là lặp lại. Lặp lại ở đây là lặp lại các yếu tố thiết kế, là lặp lại màu sắc, lặp lại về icon, về kích thước, về họ hình.
Có thể gọi nguyên lý này là “Nguyên lý nhịp thiết kế” vì việc lặp lại liên tục sẽ tạo ra nhịp điệu, gọi là nhịp thiết kế. Với logic chung của thị giác, bạn thường thu hút bởi 2 loại hình, một là xoắn ốc, hai là lặp nhịp. vậy nên repetition áp dụng rất nhiều trong thiết kế banner.
Có thể gọi nguyên lý này là nguyên lý tương đồng, dựa theo quan điểm là những vật thể nào giống nhau ( về hình dạng, màu, hoặc kich thước ) thì thường mắt ta sẽ nhóm nó thành một nhóm.
Cùng thực hành sâu sâu tí để hiểu bản chất trong series bên dưới
Lý thuyết và ví dụ
Về nguyên lý repetition
Đầu tiên mình cần làm rõ Repetition trong thực tế sử dụng thế nào, các sản phẩm thiết kế khác dùng repetition ở đâu, ảnh hưởng của nó lên trải nghiệm người dùng là gì.
Bài thực hành đầu tiên
với nguyên lý repetition
Bài này mình làm một giao diện theo hai cách, có dùng repetition và không dùng repetition. Để cùng xem nó khác nhau về cảm giác thế nào nhé.
Bài thực hành nâng cao
Với nguyên lý Repetition
Bài này nâng cao, làm một bài này thôi, từ phân tích logic đến hướng áp dụng,
Bố cục nâng cao :
Nguyên lý Jacob
Giới thiệu lý thuyết
Nguyên lý Jacob
Giới thiệu lý thuyết ngắn gọn, nguyên lý này dễ, chả có gì. Áp dụng nó mới khó.
Chữa bài với phiên bản
dành cho mobile
Hoàn thiện thiết kế phiên bản mobile. Mobile có 2 chuẩn thiết kế lớn là chuẩn Material Design của google và chuẩn Apple Human Interface của Apple. Bạn vững 2 cái này rồi thì bài này là dễ.
Bố cục nâng cao :
Nguyên lý thiết kế minimalism
Điểm quan trọng nhất trong thiết kế tối giản, không phải là nguyên lý thiết kế, mà là mình hiểu sản phẩm tới đâu.
Chỉ khi hiểu rõ về sản phẩm, ta mới có thể thiết kế minimalism.
5 nguyên tắc
trong thiết kế tối giản
Video này mình giới thiệu 5 nguyên tắc giống như một ghi chú, giống như một cách để mình sử dụng nó làm bài tập. Sau khi đã hiểu bản chất của thiết kế tối giản rồi thì nguyên tắc lúc đó có thể tuỳ trường hợp.
Thực hành tối giản hoá
Thiết kế đã có sẵn
Phần này mình làm bài tập, chủ đề là một sản phẩm có sẵn, thiết kế rất bình thường. Mình cần biến nó thành tối giản và giải thích được thiết kế của mình.
Chữa bài phân tích bố cục
Theo hướng minimalism
Đầu tiên vẫn là phân cấp thị giác theo độ quan trọng của nội dung.
Phân tích dữ liệu thiết kế
Theo hướng minimalism
Video này ta sẽ tập phân tích dữ liệu thiết kế, tập giả định về tầm quan trọng của chức năng, và từ đó giải thích cho hướng thiết kế của ta.
Thực hành thiết kế
với 5 nguyên lý bố cục
Phần này sẽ tổng hợp hơn chút, lúc này nếu bạn thực hành đủ các bài trước, bạn đã ở trạng thái khá tự tin với logic của mình. Các nguyên lý thiết kế, các qui tắc bố cục , đã không còn phải học thuộc mà nó automatic triển khai ra rồi.
Giờ là lúc mình cần một bài thực hành tổng hợp hơn, độ phức tạp cao hơn, bài mình chọn ở đây chính là bạn thiết kế lại trang web wikipedia .
Bài tập
thực hành tại nhà
Phần này giới thiệu yêu cầu & gửi bạn file mình đã làm sẵn rồi. Bạn thực hành luôn trên đó.
Chữa bài tập
phần phân tích thiết kế
Sau khi bạn tự làm, bạn sẽ so sánh với phần chữa của mình xem mình có giống nhau không nhé. Phần này mình phân tích theo quan điểm cá nhân.
Chữa bài tập
phần xử lý tính năng đọc
Tính năng đọc, mình làm mấy lần ở bài trước rồi. Phần này mình tua nhanh nhé.
Chữa bài tập
phần xử lý chức năng
Còn phần chức năng, mình phân tích chức năng và sắp xếp bố cục cho nó theo logic của mình, theo giả định về tầm quan trọng của mình. Vì hiện tại mình không có số liệu, nên sẽ luyện tập bằng cách như vậy nhé. Làm lâu thì đa phần là giả định của bạn sẽ gần đúng thôi.
Chữa bài tập
phong cách Material Design
Mình nghĩ ra một vài phương án khác, trong đó có một phương án “việc nhẹ lương cao” là giữ nguyên, khỏi phải phân tích, khỏi phải giả định, chỉ áp dụng chuẩn thiết kế mới vào thôi, ở đây mình dùng chuẩn material design. Làm xong cũng thấy long lanh hơn hẳn :))
Cách bắt đầu
một dự án UI UX
Phần này mình cùng nhau bàn về câu hỏi là để bắt đầu dự án thiết kế, thiết kế nói chung thôi, thì cái gì là quan trọng nhất ?
Cùng check qua series sau nhé.
Bắt đầu dự án UI/UX
cần những gì
Phần này không thực hành mình ngồi nói chuyện với nhau thôi, bạn xem có câu hỏi nào gửi qua zalo cho mình. Số bên dưới chân trang nhé.
Dòng sản phẩm cao cấp
Cần những yếu tố gì
Đối với dòng sản phẩm sang trọng, cao cấp, định hướng thiết kế của mình sẽ dùng font gì, dùng màu gì, dùng ảnh thế nào ?
Lý thuyết về
Màu sắc nâng cao
Bạn có biết kĩ thuật được coi là quan trọng nhất trong phối màu của UI/UX là gì không ?
Đó chính là việc ra các biến thể màu từ màu gốc. Facebook, twitter…. Và các ứng dụng khác đều sử dụng kĩ thuật này trong các thiết kế của họ.
Phần này mình cùng nhau đi vào bản chất của kĩ thuật này là gì nhé. Tất nhiên là không phải kéo ngẫu nhiên màu trên bảng màu rồi .
Hệ màu
HSB trong thiết kế UI UX
Hệ màu HSB là hệ màu mới, chỉ trang bị trên các công cụ mới của Adobe như Adobe XD, hoặc ở Figma còn trên Photoshop, Ae, Ai, Pr.. thì không có hệ màu này.
Mình cần hiểu về hệ màu này trước để logic hoá cách chọn màu về sau nhé.
Phân tích về kĩ thuật
Tạo biến thể màu
Biến thể màu tạo ra thế nào, cơ bản về biến thể màu sẽ nói trong video này, giái thích dưới góc nhìn của hệ màu HSB .
Thực hành bài tập
Tạo biến thể màu
Để làm thực tế, bạn cần thêm một lý thuyết màu nữa, đó là độ sáng cảm nhận. Điều này lý giải tại sao màu xanh và vàng, khi đã để độ sáng max thì màu xanh vẫn tối hơn rất nhiều so với màu vàng.
Thiết kế đơn sắc
lõi của thiết kế
Phần này mình học qua bài tập cho hiệu quả. Bài tập của phần này như sau. Cho một giao diện, hãy thiết kế lại sử dụng 2 màu đen trắng.
Giới thiệu bài thực hành
Thiết kế đơn sắc
Video này giới thiệu nội dung bài tập và các phân cấp dữ liệu của bài tập.
Bước 1
thiết kế thang độ xám
Video này nói về bước đầu tiên trong kĩ thuật thiết kế đơn sắc, đó chỉ đơn giản là chọn thanh độ xám theo độ quan trọng thôi. Cùng thực hành nhé.
Bước 2
Kĩ thuật Elevation
Elevation là độ nâng. Một kĩ thuật trong material design, để gom các nội dung vào với nhau. Giúp điều hướng thị giác người dung hiệu quả hơn. Khi chỉ có đen trắng, công cụ sử dụng sẽ phải giới hạn hơn và hiệu quả hơn bình thường.
Chữ bài hoàn thiện
Kĩ thuật thiết kế đơn sắc
Phần này hoàn thiện và review lại qui trình thiết kế đơn sắc để bạn nhớ kiến thức hơn nhé.
Logic về
tính cách màu trong thiết kế
Phần này mình sẽ cùng nhau trả lời câu hỏi như mình chọn màu gì cho thiết kế, chữ thì nên để màu gì, dùng 2 màu thì 2 màu thế nào, các sản phẩm lớn thì tham khảo cách phối màu thế nào ?
Chọn màu chữ
trong thiết kế
Phần này nói về chuẩn WCAG cho phép ta đo đạc chính xác được việc màu chữ đọc chữ có tốt không dựa trên tỉ lệ tương phản AA và AAA. Phần này mình có thể check online hoặc dùng plugin stark ( cả Figma & XD )
Kĩ thuật phối màu
theo mục đích
GIẢNG VIÊN ĐỒNG HÀNH
NGUYỄN ĐỨC VIỆT
- 10 Năm kinh nghiệm giảng dạy và làm trong lĩnh vực thiết kế
- SN 1986
- Tốt nghiệp ĐHBK Hà Nội – CNTT -K49
- 15.000+ học viên đã theo học
- Dịch và hiệu đính nhiều đầu sách thiết kế cho thư viện ĐH FPT
Cảm hứng chỉ dành cho dân nghiệp dư, còn chúng tôi chỉ ngồi xuống và làm thôi - Chuck Taylor
Điểm nổi bật của khóa học
HỌC MỌI LÚC
TRỌN ĐỜI
Khóa học tại đây sau khi đăng ký có giá trị trọn đời.
Khi có trục trặc về tài khoản bạn liên hệ tại số 0934.688632
UPDATE KIẾN THỨC
HÀNG TUẦN
Phần update thường xuyên cập nhật trên kênh youtube của mình, nhưng thứ học thuật hơn yêu cầu cao hơn thì mình sẽ update trong khóa học để tiện hỗ trợ nhé.
GROUP CHIA SẺ
20K HỌC VIÊN
Chia sẻ kiến thức + tài nguyên thiết kế hàng ngày.
Muốn thiết kế tốt, tài nguyên phải tốt.
Tài nguyên thiết kế giúp bạn khởi đầu tốt sau khóa học. Link tài nguyên
Hoàn thiện kiến thức
THIẾT KẾ
Ưu đãi lớn khi đăng ký trọn bộ khóa học
dù ở thời điểm nào cũng là khoản đầu tư tốt nhất
ĐỂ NHẬN
ƯU ĐÃI
Chat Zalo với Mr. Lắng nghe để được tư vấn
Sau khi đăng ký học viên sẽ được cấp 1 tài khoản học. Trong quá trình 24h học nếu học viên không hài lòng sẽ được hoàn lại 100% học phí